Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

CÓ THỰC SỰ LÀ “ĐƠN KIẾN NGHỊ” CỦA BÀ BẢY VÂN?


(Phân tích văn bản về "đơn kiến nghị" của nick Ngàn Sâu Trần)


Lời dẫn: 20g30’ ngày này, cách đây một năm (04/10/2013) mình được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần từ bác Mèo Hen. 
Tang lễ của Cụ là quốc tang. Đó là một tang lễ của lòng dân chưa hề có bao giờ. Lễ viếng chính thức của nhà nước chỉ diễn ra trong 3 ngày cuối tuần (10/10-12/10). Nhưng với người dân, họ bắt đầu viếng Cụ từ rạng sáng ngày 05/10. 
Hôm nay, 04/10/2014, nhà đài VTV cũng đưa tin, có hơn 1,35 triệu người trực tiếp đến viếng mộ Cụ tại Vũng Chùa trong vòng một năm nay. Gia đình Cụ đã giỗ "nhập năm" hôm 28/9 theo ngày âm. Nhưng hôm nay ở Vũng Chùa (Quảng Bình) các đoàn từ các địa phương vẫn tiếp tục về thắp hưpwng cho Cụ. 
Cuộc đời hoạt động của Cụ vừa hùng vừa bi. Trong những giọt nước mắt của người dân đến viếng Cụ, có những giọt nước mắt khóc cho sự oan khiên và nhẫn nhục mà những “đồng chí” của Cụ dựng nên. Mặc dù ĐCSVN chưa giải mật tài liệu và minh oan cho Cụ và các đồng chí trong “vụ án chống đảng” 1967. Nhưng qua các tác phẩm của “người trong cuộc” xuất bản ở nước ngoài, đa số người dân Việt tin rằng Cụ bị chịu oan trái và những trò bẩn đê hèn. 

Thành ngữ Việt có câu: “chết là hết chuyện”. Nhưng riêng Cụ Võ Nguyên Giáp vẫn chưa hết chuyện. Cũng đúng thôi, vì Cụ là một nhân vật gắn liền với một giai đoạn lịch sử hiện đại trong 80 năm nay của Việt Nam. 
Mới đây, nhân dịp giỗ đầu (ngày âm) của Cụ, trên mạng xã hội Facebook lan truyền “ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA VỢ HAI CỐ TBT LÊ DUẨN" gửi 16 UV BCT (ĐCSVN khóa hiện nay). 

Đó là một album HOT của nick Ngàn Sâu Trần (gốc Hà Tĩnh) post ngày 20/9/2014. Nó HOT vì đối tượng của đơn này nhắm vào Cụ Võ Nguyên Giáp. 
Điều làm mình ngạc nhiên là phản ứng vội vàng sau đó của làng Phây, blogs và báo mạng (dĩ nhiên). Làng Phây đồng loạt share và đưa tin lại mà không có bất cứ phân tích bình luận nào. Chỉ sau 2 ngày đã có hàng trăm người chia sẻ. Các Blogs cũng đăng lại và bình luận mà mình đoan chắc là theo cảm tính. Họ chưa xem xét kỹ  "đơn kiến nghị" theo hướng phân tích văn bản. 


Liệu có thực sự đó là đơn của Bà Bảy Vân? 
....
Mình đọc lại và xem xét kỹ các hình chụp văn bản đó thì không tin là đơn của chính bà Bảy Vân. Để hiểu rõ "nội tình" thực sự, theo mình ngoài phân tích văn bản từ ảnh chụp, cần xem xét cả "sự nghiệp, quá trình tham gia cách mạng" của Bà Bảy Vân với cuộc hôn nhân sắp đặt của tổ chức (làm vợ lãnh đạo TƯ Cục). 

Năm 2010, bà Bảy Vân có viết một quyển Hồi ký. Bà đặt tên là “Bên Nhau Trọn Đời” (không xuất bản). Vì hồi ký có nói đến đời tư liên quan đến ông Lê Duẫn, nên “tổ chức yêu cầu không xuất bản”. Bà đồng ý vì là một đảng viên và “lão thành cách mạng” tuân thủ kỷ luật của tổ chức. Một số báo lề phải cũng trích đoạn và đưa ra dưới dạng các bài viết khai thác một vài khía cạnh của đời sống riêng của Bà. Nhưng vẫn không vượt quá giới hạn cho phép thẩm quyền của các... tổng biên tập.


Đọc Hồi ký của Bà và qua trả lời phỏng vấn của BBC năm 2008. Có thể “trích ngang lý lịch” của bà như sau:

Bà Nguyễn Thụy Nga hay Nguyễn Thị Vân (thường gọi là Bảy Vân). Bà sinh 1925, năm nay 89 tuổi (2014). Là con thứ bảy của ông chủ bút báo La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) trước 1936 ở Sài Gòn. 
Bà Bảy Vân vào đảng CSĐD 4/1946; Năm 1947 là Tỉnh ủy viên Bạc Liêu; 1975 là thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo An Giang. Trước lúc nghỉ hưu là Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng (báo Đảng của TPHCM). 
Bà Bảy kết hôn với ông Lê Duẩn (1907-1986) năm 1950 (lúc 25 tuổi, do tổ chức sắp đặt). Khi đó ông Lê Duẫn đã có 3 người con với người vợ đầu ở Quảng Trị. Con trai đầu, ông Lê Giãn chỉ thua bà Bảy Vân 4 tuổi (1929). Con gái út, Lê Thị Diệu Muội mới 10 tuổi (1940). 
Năm 1954 bà tập kết ra Bắc cùng với con gái đầu, Lê Vũ Anh, và mang thai con trai Lê Kiên Thành. Từ 1957 đến 1962 đi học báo chí ở Bắc Kinh. Sau đó về làm báo ở Hải Phòng; Năm 1964 trở về Nam cho đến 1973 thì ra Bắc. 1975 lại lại về Nam công tác cho đến bây giờ. Cuối 1976, Bà ra Bắc với tư cách đại biểu Đảng bộ An Giang dự đại hội IV.

Thời gian sống cùng ông Lê Duẩn rất ít. Chủ yếu là 2 giai đoạn: năm 1950 và 1953 – 1954 ở Nam Bộ (1). Từ 1954 – 1956 và 1962 – 1963 ở Miền Bắc (2). Trong quảng thời gian đó, 1951 – 1953 ông Lê Duẩn ra dự ĐH 2 và ở luôn đến 1953. Từ khi ông Lê Duẩn làm Bí thư Thứ nhất và Tổng Bí thư, những dịp ra Bắc, Bà Bảy Vân vẫn ở nhà công vụ riêng hoặc nhà khách (Trung ương).
Sau 1975, bà Bảy Vân trở về Nam công tác tại An Giang và Sài Gòn cho đến nay. Môi trường sống ở miền Nam, nơi Bà sinh ra, lớn lên và đặc điểm hoạt động ở căn cứ, rừng núi; cộng với vị trí không cao trong tổ chức, cơ quan sẽ quyết định tính cách người phụ nữ. Nó rất khác với môi trường và con người ở miền Bắc XHCN thời bao cấp và cả bây giờ.


Theo như bà thổ lộ trong hồi ký “Bên Nhau Trọn Đời”, lý do Bà phải sống xa chồng xa con là vì bà là vợ 2, khi tập kết ra Bắc và bắt đầu ban hành Luật Hôn nhân, thì những người đồng chí của bà ở Hội PN (thời Cụ Bà Nguyễn Thị Thập) gây khó dễ và thuyết phục bà ly dị (thậm chí tác động với gia đình vợ cả ở Hà Tĩnh bất lợi cho bà). 
Để được tiếp tục làm vợ ông Lê Duẫn, Bà Bảy Vân đã phải đấu tranh với tổ chức. Ông Lê Duẫn yêu thương Bà nhưng vẫn phải "làm gương" (tuân thủ Luật Hôn nhân, một vợ một chồng). Vì thế, bà phải chọn hy sinh tình cảm và tự nguyện công tác xa Hà Nội (làm báo ở Hải Phòng,1963) và sớm trở về miền Nam (trên tàu không số, 1964) và vẫn ở lại Miền Nam sau 1975.
Đó là giải pháp cả hai người chấp nhận: Bà phải sống xa chồng và sau 1955, xa các con nhỏ luôn. Một sự hy sinh đau đớn đối với một người phụ nữ khi theo cách mạng và chịu làm... vợ hai của lãnh tụ mà Bà không ngờ lúc đồng ý với tổ chức.


Những điểm bất hợp lý trong “Đơn kiến nghị”:


Cách đây 6 năm (2008) bà Bảy Vân có trả lời phỏng vấn BBC khá dài. Bà vẫn còn nhớ tiếng Pháp và trả lời với văn phong và ngôn ngữ của những người có nền tảng gia giáo thời Tây. Phong thái bình thản của một người đã trải nghiệm thực tế xã hội và thấm thía nổi đau đơn chiếc. Năm nay ở tuổi 89 (nếu tính tuổi Mụ là tròn 90), chắc Bà Bảy không thể ngồi viết 15 trang A4. Có thể có giả thiết, bà kể cho người khác đánh máy. Nhưng lời kể của bà sẽ giống như khi trả lời phỏng vấn chứ không sắp xếp các ý như trong 15 trang giấy. Cũng không thể nhớ chi tiết rành rẽ, sắp đặt có chủ ý những vấn đề như trong "đơn kiến nghị". Vì hầu như bà và ông Lê Duẫn sống xa nhau....


1) Về THỜI GIAN VIẾT ĐƠN: 


- Đơn mở đầu: “Tôi tên là.... (65 tuổi đảng); và... “qua thông tin đại chúng, được chứng kiến về tổ chức lễ tang cho ông Giáp...”
   Bà Bảy vào đảng năm 4/1946 + 65 (tuổi đảng) = 2011. Suy ra đơn viết năm 2011. Trong khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất 04/10/2013. Sự sai lệch cố ý hay vô tình thì cũng thấy rõ sự... tào lao của "đơn kiến nghị"!

- Đơn viết 2011 mà gửi cho cả 16 UVBCT khóa XI hiện nay. Trong đó có ông Thiện Nhân và bà Kim Ngân mới được bầu bổ sung tháng 10/5/2013(?). Lỗi văn bản này phù hợp với các loại văn bản (“lỗi thằng đánh máy”) như văn bản nhà nước bây giờ chứ không phải của một cá nhân có học và đã trải qua quản lý báo chí, như Bà Bảy Vân.

- Phần cuối (kiến nghị 2 & 3): “tôi năm nay trên 80 tuổi” (chứng tỏ viết năm 2011) nhưng lại viết “hủy bỏ chế độ gác mộ ông Giáp”; và “Tôi mong rằng vào dịp lễ kỷ niệm quốc khánh 2/9/2014. Tôi sẽ nhận được kết quả về việc kết luận và những hướng dẫn cầnthiết cho đảng viên và quần chúng cả nước về việc này.” Từ lúc viết đơn đến "hạn trả lời đơn" là 3 năm. Đó là một điều vô lý. 


2) Về NỘI DUNG:

Nội dung “tố cáo” của đơn chính nội dung của 8 điều mà ê kíp MA đã gán cho Cụ trong “Vụ Năm Châu – Sáu Sứ” đầu những năm 1990s. 
- Thời gian hoạt động của Bà Bảy ở chủ yếu ở trong Nam. Vụ án xảy ra công khai từ 1967, thì chắc chắn như bao cán bộ cộng sản khác ở căn cứ Miền Tây Nam Bộ, bà không thể biết chi tiết các mục như 1, 2, 3 như “hồ sơ vụ án chống đảng” và “vụ Năm Châu, Sáu Sứ” như ghi trong đơn.

- Bà Bảy Vân là người tuân thủ tố chức kỷ luật đảng. Một cán bộ cộng sản kỳ cựu đã từng hy sinh quyền lợi riêng tư cho sự nghiệp, nay đã tuổi 90 (tuổi mụ); có nền tảng gia giáo và văn hóa; phong cách phụ nữ Nam Bộ,... như thế thì không thể và không muốn khơi dậy những điều mà “đảng cấm kỵ”! Đó cũng có thể là nổi đau của Bà và gây bất lợi cho Bà nhiều hơn.

- Đơn viết : “tôi vốn chỉ là... nhưng có may mắn được sống và cùng làm việc với nhiều nhân chứng lịch sử cùng thời với ông Võ Nguyên Giáp và đặc biệt đã trực tiếp nghe nhiều vấn đề về ông Giáp từ các đ/c lãnh đạo đảng, nhà nước và chồng tôi...
Đoạn này hoàn toàn trái ngược với nội dung và văn phong hồi ký “Bên nhau trọn đời” của Bà. Vì thực tế Bà rất ít có thời gian “tay ấp đầu ôm” như đã đề cập ở trên. 
Đặc biệt đoạn mở đầu/lời giới thiệu "Bên Nhau Trọn Đời", bà viết:
Tuy có một quá khứ 32 năm làm vợ của anh, cùng chung nhau có quá trình 9 năm chống giặc Pháp và 30 năm chống giặc Mỹ, nhưng sự hiểu biết của tôi đối với anh còn quá ít, tôi khôngđủ sức làm thỏa lòng bạn đọc muốn biết về anh. Tôi xin lỗi… Tôi chỉ chân thành kể cho bạn đọc nghe một cuộc đời có góc cạnh của một cô tiểu tư sản học sinh có máu nóng, có trái tim hòa nhịp đập cùng dân tộc qua bao thăng trầm của đất nước… Cho nên cuộc đấu tranh của tôi vì Tổ quốc cũng như tình yêu của tôi không bao giờ suôn sẻ cả gần trọn một đời người…” (Trích đoạn Lời nói đầucủa HK trang 3,4).
Bà đã hy sinh rất nhiều trong tình yêu và đời sống gia đình. 


3. Về VĂN PHONG và VĂN BẢN :

- Bà Bảy Vân học đại học báo chí ở Bắc Kinh 5 năm. Làm báo ở Hải Phòng và Sài Gòn (PTBT) nhiều năm thì không thể có lối hành văn câu chữ như vậy;
- Nền tảng học vấn và công việc như thế chắc chắn không viết ra văn phong ngữ pháp... thuộc "thế hệ cải cách giáo dục” như trong đơn;
- Có những đoạn trên dưới 100 chữ rất nhiều chủ ngữ mà chỉ có một hai câu. Đây là lối viết sai ngữ pháp về câu của người sinh ra và lớn lên từ thời “cải cách giáo dục”. 
- Văn bản đánh máy trên giấy A4, in cả hai mặt giấy và có đánh dấu trang bằng bút dạ đen. Font chữ Time, rất thường dùng ở các PC... miền Bắc. Trong khi đó, bà Bảy Vân đã sống chủ yếu ở miền Nam. 
- Trường hợp bà đọc cho người khác viết và chỉ ký, thì không thể có kiểu “copy” tài liệu mật như thế. Và như thế có thể là lợi dụng (lừa đảo) một Cụ già tuổi 90. Chữ ký của Bà nếu là thật, thì việc chữ ký nằm góc trên phải của 1 trang riêng (16), người ta cũng có quyền nghi ngờ người ký đã không đọc văn bản mình ký.


LỜI CUỐI:

- Đây là một đơn kiến nghị dỏm được tung lên mạng không rõ vì mục đích gì. Không loại trừ chiêu “thọc gậy bánh xe” của thế lực thân Tàu hoặc "hacker chính trị". Một số báo mạng chộp ngay cơ hội để giật gân và câu khách chuyện thâm cung bí sử.
Vì thế ĐCSVN cần công bố và minh bạch hồ sơ về các “vụ án chống Đảng”, “Năm Châu, Sáu Sứ” như ĐÈN CÙ và Bên Thắng Cuộc đề cập là rất cần thiết. Giải oan cho những nạn nhân các vụ án khi nhiều nhân chứng của vụ án còn sống.

- Hiện tại, ông Lê Kiên Trung, con út của bà Bảy Vân cùng với Lê Duẩn là thiếu tướng, Phó cục trưởng Cục An ninh A87. Ở vị trí này có thể tiếp cận được các hồ sơ tài liệu mật ở BCA. Người ta có quyền nghi ngờ và liên hệ đến ông. Nhưng, về nguyên tắc bảo mật và quy định của tổ chức, một cá nhân là ủy viên BCT cũng không được phép tự công bố các tài liệu đó. Một tướng công an không thể không biết điều đó.

- Sớm muộn gì, hậu thế sẽ phải trả lại công bằng, sự thật của lịch sử. Con cháu các nhân vật trong các phía tạo dựng hay nạn nhân của các “thanh trừng nội bộ” nên vì lịch sử, tôn trọng sự thật và vì lợi ích dân tộc để đừng bị các tác động bỡi phe nhóm hoặc thế lực ngoài nước mà ảnh hưởng đến việc làm và hành động của mình.

Hy vọng sự xuất hiện "đơn kiến nghị" không phải là việc làm của bà cụ 90 tuổi, Nguyễn Thụy Vân (Bà bảy Vân)


Thứ Bảy, 04/10/2014
Nguồn fb : Sao Hồng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét