Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

VTC VÀ TƯỚNG LƯƠNG NÓI : CÓ 30 KHẨU KA-CHIU-SA TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN ?

BÀI VIẾT NHIỀU CHI TIẾT KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT CỦA VTC VÀ THIẾU TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG


Xem trên VTC :

>> Điện Biên Phủ: Vũ khí gì của Liên Xô khiến quân Pháp kinh hồn, bạt vía?
>> Tướng lê Mã Lương nói có súng Ka-chiu-sa tại Điện Biên Phủ

Sau khi bài viết Điện Biên Phủ: Vũ khí gì của Liên Xô khiến quân Pháp kinh hồn, bạt vía? Chúng tôi cộng đồng mạng đã có nhiều phán ánh có những chi tiết không đúng sự thật trong bài viết nói trên đó là không có chuyện Kachiusa tham gia hay góp mặt trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng trái lại VTC lại không chịu tiếp thu ý kiến của độc giả và bây giờ họ liền lấy Thiếu Tướng Lê Mã Lương ra làm bình phong lấp liêm cho cái sai của mình.


Ở bài viết "Trận Điện Biên Phủ: Tiểu đoàn tên lửa Kachiusa có tham chiến?" Chúng tôi sẽ chỉ ra những cái sai sót lớn nhất của bài báo trên VTC.

Thứ nhất: Ngày đó ta chưa có phiên hiệu "sư đoàn" chỉ có phiên hiệu"đại đoàn" là cao nhất. Ví dụ: Đại đoàn công pháo 351 chẳng hạn, vì vậy tác giả viết tên hiệu đơn vị cấp sư đoàn là hoàn toàn không am hiểu gì về quân đội thời đó.

Thứ hai: Nếu có vũ khí Kachiusa thì có hình ảnh nào chứng minh không? Không thể một vũ khí nổi tiếng không có một tấm hình, dù các vũ khí khác đều có hình ảnh, ngay cả những khẩu pháo cao xạ 37 ly của chúng ta được viện trợ thời đó vẫn có hình ảnh. Tại sao một vũ khí lợi hại như vậy lại không được tham chiến dù phía Việt Minh rất cần pháo lớn ngay những dàn hỏa tiễn H6 của Trung quốc viện trợ cũng được đem vào trong trận đánh cuối. Thực chất đây là loại loại pháo phản lực kiểu A3 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển năm 1948, sử dụng 2 loại đạn kiểu 472 và 488 có tầm bắn 5km. Tháng 9/1949 bắn thử thành công ở trường bắn Lư Câu Kiều (Bắc Kinh). Đến tháng 4/1950 đã sản xuất hơn 30.000 quả đạn để chuẩn bị cho chiến dịch Đài Loan nhưng sau đó được đưa sang Triều Tiên. Loại vũ khí này không được sản xuất nhiều và cũng chỉ phục vụ trong quân đội Trung Quốc một thời gian ngắn thì bị loại biên.

Ngay trước đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam đã đưa vào trang bị 1 tiểu đoàn 12 dàn H6 do Trung Quốc viện trợ dưới phiên hiệu D224/E675/F351. Trong đợt 3, tiểu đoàn đã bắn 3 đợt với tổng cộng 836 viên đạn hơn 20% cơ số dự trữ.

Thứ ba: Pháo mặt đất, cụ thể là 105mm không phải do Liên Xô viện trợ, đây là loại pháo của Mỹ, là chiến lợi phẩm của Mao Trạch Đông có được sau khi thắng Tưởng Giới Thạch (20 khẩu), 4 khẩu ta thu từ chiến dịch Biên giới 1950 cất giấu giờ mới đem ra dùng.

Thứ tư: Ở chiến dịch Điện Biên Phủ ta chỉ có hơn 5 vạn quân (5 đại đoàn và Bộ chỉ huy), nói 10 vạn quân trong 5 đại đoàn là không chính xác. Nếu tính cả dân công hỏa tuyến thì cũng chưa đến mức đó, thêm nữa, tính cả dân công hỏa tuyến thì quân Pháp cũng phải tính hết hàng không mẫu hạm với cả hệ thống hậu cần trên toàn Đông Dương.

Thứ năm: Trong cuốn sách "Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử" của đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói rất rõ từng loại vũ khí của quân ta, Đại tướng nhớ rõ cả tên từng đại đội trưởng của đại đội pháo thì không lý gì mà những vũ khí hiện đại như thế mà lại không nêu ra?

Trích "Trung đoàn lựu pháo 105 ly đầu tiên của ta, gồm 24 khẩu pháo Mỹ với 3.600 viên đạn, đã có mặt ở Bắc Mục, Tuyên Quang, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu Đây là hỏa lực mạnh nhất của quân đội ta lúc này. Trung đoàn lựu pháo nằm trong đội hình của đại đoàn công pháo 351. Riêng trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, do Liên Xô trang bị, mới thành lập từ tháng 9 năm 1953, chỉ có thể có mặt vào cuối năm."

Lực lượng ta có 9 trung đoàn bộ binh, gồm 27 tiểu đoàn, 1 trung đoàn sơn pháo 75 ly (24 khẩu), 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 ly (24 khẩu), 4 đại đội súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ pháo 37 ly (24 khẩu), và 2 tiểu đoàn công binh. So sánh lực lượng bộ binh, ta hơn địch về số tiểu đoàn (27/12), nhưng quân số mỗi tiểu đoàn của ta chỉ bằng 2/3 quân số tiểu đoàn địch, và trang bị yếu hơn nhiều. Về lực lượng pháo yểm hộ trực tiếp cho bộ binh, ta hơn địch về số lượng (64/48 khẩu), nhưng lực lượng đạn pháo dự trữ của ta rất hạn chế. Ta hoàn toàn không có xe tăng, và chỉ có 1 trung đoàn cao xạ 37 ly để đối phó với toàn bộ không quân địch.

Đợt học tập chính trị đã mang lại cho mọi người niềm tin vững chắc ở thắng lợi. Chưa lúc nào kho của mặt trận đầy đủ, sung túc thóc gạo bằng thời kỳ này. Vào cuối tháng Tư, hậu cần đã có dự trữ cho tháng Năm. Về đạn cho lựu pháo, ngoài 5.000 viên lấy được của địch, hơn 400 viên đạn chiến lợi phẩm thu được ở Trung Lào đã được ngành hậu cần chuyển rạ tới nơi. Bạn cũng chuyển cho ta hai dàn hỏa tiễn sáu nòng. Vì số lượng đạn không có nhiều, nên đây sẽ là một bất ngờ dành cho quân địch vào những ngày tiến cóng cuối cùng. Sau đợt 2 chiến dịch, chỉ trong mười ngày ta đã xây dựng xong một tiểu đoàn ĐKZ 75 và một tiểu đoàn H6 (hỏa tiễn) do trung đoàn 676 phụ trách, kịp thời bổ sung cho mặt trận.

Lần này có thêm sự phối hợp của 12 dàn hỏa tiễn sáu nòng. Mặc dù độ tản xạ còn cao, những đuôi lửa, tiếng rít và tiếng nổ dữ dội của loại vũ khí mớ này đã làm cho quân đồn trú sơng trong những công sự đắp đất đã bị. mưa làm suy yếu, hoảng sợ.

Thứ sáu: Làm gì có cao xạ 35mm hả thiếu tướng? Nó là loại pháo cao xạ 37 ly.

Tạm kết:

Việc Pháp thất bại Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ làm rúng động cả thế giới nhiều nhà nghiên cửu cả Pháp, Mỹ, Liên Xô cũng không thể tin rằng một nước thuộc địa bé nhỏ lại có thế đánh bại đội quân xâm lược hùng hậu từng thân chinh bách chiến khắp nơi, nên họ thường vẽ ra những tài liệu rằng nhờ sự viện trợ hỏa lực vượt trội của Liên xô và Trung Quốc nên Việt Minh mới thắng ở Điện Biên Phủ nhưng họ đâu biết trước khi đối đầu với pháp ở Điện Biên Phủ chúng ta thua kém họ nhiều mặt về hỏa lực cũng như trang bị.

Việc dựa dựa trên những tài liệu nước ngoài khi nói về vẫn đề lịch sử cần phải có chắt lọc lựa chọn không phải cứ nước ngoài lúc nào cũng đúng.

Linh Nguyễn
Nguồn : 
kenhphunu

2 nhận xét:

  1. Tướng Lê Mã Lương giờ già rồi lại sinh chuyện. Anh hùng càng nên phải giữ mình đến phút cuối. đừng để đánh mất mình.

    Trả lờiXóa
  2. Góp ý cho bác CS4Sao
    Bài của abcs bị tràn là do abcs copy về mà không thể định dạng lại được.
    trong ô soạn thảo, bác bôi đen hết, rồi bấm vào chữ T có dấu gạch chéo màu đỏ ở chân trên thanh công cụ. sau đoc bấm cân đều, chọn màu chữ, kích cỡ và kiểu chữ là ok.
    Bài sẽ rất đẹp, chữ đều.
    Em mạo muội gợi ý thế vì rất quý mến bác.

    Trả lờiXóa