Cách đây không lâu tôi tình cờ đọc được bài viết: “Nhà văn Nguyễn Quang Lập – Văn tài, phải đổi một đời trần ai”. Vì vốn tính tò mò nên sau khi đọc xong tôi muốn tìm hiểu chân dung con người này để xem ông ta có thật như những đồn đoán không, nhưng… than ôi! những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Ông là đại diện cho một lớp người có tài nhưng không có phẩm hạnh.
Nói đâu xa, chỉ mới đây thôi, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri đã nhắc lại câu chuyện cố Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu năm xưa: “Đánh chuột đừng để vỡ bình”. Ngay sau đó một số bài viết đăng tải trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập lại suy diễn một cách đầy lệch lạc.
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng và tương thích với mọi thời đại. Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vận dụng bài học kinh nghiệm xưa vào hiện tại chỉ muốn nhắc nhở chúng ta làm việc gì cũng phải đặt quốc gia lên trên hết. Bởi vì “bình” ở đây phải hiểu nghĩa bóng một cách vĩ mô như: Quê hương, giang sơn xã tắc, quốc gia – Tổ quốc độc lập, chế độ chính trị, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Chứ “bình” không chỉ một cá nhân ai. Kể cả người đó có là Vua, Tổng thống, Lãnh tụ – vĩ nhân, Chủ tịch nước, hay Tổng Bí thư của Đảng cũng có thể phải hy sinh cho Tổ quốc. Còn “chuột” hiểu nghĩa bóng ám chỉ kẻ thù – giặc ngoại xâm và những kẻ phản động, theo giặc phản quốc, hại dân. Tất nhiên “chuột” ám chỉ cả những kẻ tham nhũng, kể cả tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị (giặc nội xâm)…
Ý nghĩa câu nói của Tổng Bí thư rõ ràng là thế. Ấy vậy mà một số bài viết đăng tải trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập lại ngang nhiên đặt câu hỏi: “Ai là chuột, ai là bình”? Thậm chí, còn đặt câu hỏi có tính chất chỉ trích, nếu chưa muốn nói là châm biếm, bôi bác: “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”? “Ném chuột sợ vỡ bình – Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”…
Tại sao phải yêu cầu phân biệt, tách bạch rõ ràng giữa “chuột” và “bình”, trong khi Nguyễn Quang Lập đủ hiểu ý nghĩa câu nói của Tổng Bí Thư. Hay vì ông ta cố tình không hiểu, chỉ mong lãnh đạo nói gì nóng để đưa lên blog của mình, ai đọc, ai hiểu thế nào mặc kệ, miễn sao bẻ cong sự thật lái dư luận theo hướng khác để hạ uy tín lãnh đạo.
Vẫn hay nghe nhiều người kháo nhau rằng “nghèo như nhà văn”. Thiết nghĩ, câu này chỉ đúng với những văn sĩ thời xưa phải “sống mòn” với nghề, chứ thời thế nay khác những văn sỹ như Nguyễn Quang Lập hiện nay không chỉ sống được với nghề mà họ còn làm giàu được từ nghề.
Hơn ai hết, cũng giống như những người “biết viết văn”, Nguyễn Quang Lập hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được. Suy cho cùng ông cũng phải mưu sinh trong khi chính ông lại có thừa những nhu cầu không tên và đó cũng là một yêu cầu trong cái nghề ông đang theo đuổi.
Về nội dung phản ánh chúng ta thấy được một điều, Nguyễn Quang Lập không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn biết “ngụy trang kín đáo” và tài tình khi phần lớn những bài viết của ông đều hướng đến một nội dung thuộc vào loại “Hot” hiện nay như Chống tham nhũng, chống những cắn bệnh tiêu cực của xã hội, lên án những gì đi ngược lại với xu hướng phát triển. Tất nhiên, nếu ông viết những nội dung này một cách thuần túy thì đã tốt. Đằng này, ông ta chỉ lấy đó làm cái vỏ bọc cho chính mình để thực hiện những toan tính của một kẻ làm “tay sai”. Nguyễn Quang Lập chấp nhận bẻ cong chính ngòi bút của mình và từ từ đi vào văn trường của ma quỷ và tự biến mình ra khỏi xã hội.
Bạch Dương
Nguồn Nguyễn tấn Dũng
Nguồn Nguyễn tấn Dũng
NQL tay sai của ai hè
Trả lờiXóacâu "ném chuột sợ vỡ bình quý" éo phải của ông họ Hồ, mà là của dân gian.
Trả lờiXóa